Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Trong bối cảnh thị trường BĐS khá trầm lắng, việc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực này sẽ khiến thị trường BĐS tại TP. HCM càng khó khăn hơn. Vậy các DN BĐS sẽ xoay xở như thế nào trong điều kiện như hiện nay?
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Vinaland (VNI)
Với DN kinh doanh đầu tư BĐS, vốn là yếu tố vô cùng quan trọng. Với mức lãi suất cao như hiện nay, nếu kéo dài thì khó có DN nào làm nổi. Tuy nhiên, theo tôi, nếu các giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện thành công thì lãi suất chắc chắn sẽ hạ nhiệt và DN sẽ “dễ thở” hơn.
Cũng theo cách hiểu của tôi, dù nói là siết chặt tín dụng với BĐS, nhưng không có nghĩa là không cho vay. Với những dự án đầu tư nào có vị trí tốt, tính khả thi cao, các ngân hàng sẵn sàng cho vay vốn. Có nhiều dự báo năm nay là năm thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, song với Vinaland, năm 2011 là năm mở ra bước ngoặt lớn. Theo kế hoạch, cuối năm nay Công ty sẽ khởi công Dự án Vinaland Tower tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP. HCM. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn tất thiết kế, xin giấy phép xây dựng, đồng thời đàm phán với các đối tác về phương án vốn để triển khai dự án. Do có sự chuẩn bị khá kỹ, tôi cho rằng, Công ty sẽ ứng phó được với những khó khăn trước mắt.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH)
Chủ trương siết tín dụng cùng với việc lãi suất ngân hàng tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN, đặc biệt là với DN kinh doanh trong lĩnh vực BĐS. Bởi lẽ, lĩnh vực này đòi hỏi rất nhiều vốn. Tìm vốn đầu vào đã khó, lãi suất tín dụng cao, tình hình lạm phát và việc tăng giá điện, xăng… lại đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. Trong khi đó, giá đầu ra khó có thể tăng thêm vì sức mua của người dân chưa đáp ứng. Trong bối cảnh đó, TDH sẽ chỉ tập trung vào các dự án tiềm năng và có khả năng tạo ra dòng tiền.
Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay chỉ mang tính tạm thời và vẫn nằm trong dự liệu của TDH. Chúng tôi tin tưởng rằng, nếu 6 tháng cuối năm kinh tế vĩ mô ổn định thì cả BĐS và TTCK sẽ phục hồi tốt. Trong tình hình khó khăn trước mắt, không chỉ riêng TDH mà hầu hết DN phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở nguồn vốn có khả năng huy động.
Ông Lâm Văn Chúc, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Phúc Đức
Dòng tiền lưu thông trên thị trường BĐS lâu nay đều có sự trợ giúp từ vốn ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng tăng cao như hiện nay đã gây khó cho cả đầu vào và đầu ra của thị trường này. DN thì không dám vay (hoặc vay không được) tiền để đầu tư, trừ những DN nào chắc chắn sẽ đạt lợi nhuận từ 30% trở lên, còn người tiêu dùng cũng không dám vay tiền để mua nhà hay đầu tư vì lãi suất quá cao.
Với quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, hy vọng sắp tới tình hình sẽ có sự cải thiện, còn hiện nay, quan điểm của chúng tôi là co cụm để chờ đợi.
Ông Trần Đức Phương, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Nam Tiến
Trong lĩnh vực BĐS, dù DN có mạnh cỡ nào đi nữa cũng đều phải sử dụng vốn vay ngân hàng. Do đặc thù chung, lâu nay chúng ta chưa có nhiều kênh huy động vốn như các nước, nên nguồn vốn DN dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.
Chủ trương siết chặt tín dụng với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS sẽ khiến DN càng khó tiếp cận hơn nguồn vốn tín dụng, hơn nữa với mức lãi suất cao như hiện nay, nếu có vay được thì DN cũng phải đắn đo. Còn nguồn vốn huy đông từ khách hàng hiện càng không có tính khả thi do thị trường quá trầm lắng, nguồn cung nhiều, còn khách hàng có nhu cầu mua rất hạn chế.
Quan điểm của chúng tôi hiện nay là "liệu cơm gắp mắm", chỉ chọn những sản phẩm đất nền có suất đầu tư thấp, ít ảnh hưởng đến nguồn vốn vay để đầu tư và phân phối. Mặt khác, sẽ tiết giảm chi phí tối đa, chờ khi nào tình hình tốt hơn sẽ tung ra cũng không muộn.
(Đầu tư Chứng khoán điện tử)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.